X

Các dạng bài tập Toán 8

Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ


Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ

Tài liệu Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ Toán lớp 8 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Toán lớp 8.

Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ

A. Phương pháp giải

         + Bước 1. Đặt t = f(x) , đưa đa thức đã cho về đa thức biến t.

         + Bước 2. Phân tích đa thức ẩn t đó thành nhân tử bằng các phương pháp: Dùng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử, tách ( thêm, bớt) hạng tử.

         + Bước 3. Sau khi phân tích đa thức thành nhân tử theo ẩn t, ta trả lại theo biến x.

B. Ví dụ minh họa

Câu 1. Phân tích đa thức Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ - Toán lớp 8 thành nhân tử

A. (x+ 2). (x- 1). (x+ 4).( x- 3)

B. ( x + 2). (x+ 1). ( x- 3). (x – 4)

C. (x – 2). (x- 1). (x- 4). (x+3)

D. Đáp án khác

Lời giải

Đặt t = x2 + x, ta có:

(x2 + x)2 - 14(x2 + x) + 24 = t2 - 14t + 24

+ Ta có:

t2 - 14t + 24 = t2 - 2t - 12t + 24

= (t2 - 2t) - (12t - 24)

= t(t - 2) - 12(t - 2) = (t - 2).(t - 12)

+ Do đó,

(x2 + x)2 - 14(x2 + x) + 24 = (x2 + x - 2).(x2 + x - 12)

= [(x2 - x) + (2x - 2)].[(x2 - 16) + (x + 4)]

= [x(x - 1) + 2(x - 1)].[(x + 4).(x - 4) + 1.(x + 4)]

= (x + 2).(x - 1).(x + 4).(x + 3)

Chọn A.

Ví dụ 2. Phân tích các đa thức (x2 + x)2 + 4x2 + 4x - 12 thành nhân tử

A. (x + 1).(x - 2).(x2 + x + 6)

B. (x - 1).(x - 2).(x2 + x + 6)

C. (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)

D. Đáp án khác

Lời giải

+ Ta có: (x2 + x)2 + 4x2 + 4x - 12 = (x2 + x)2 + 4(x2 + x) - 12

Đặt t = x2 + x, khi đó:

(x2 + x)2 + 4(x2 + x) - 12 = t2 + 4t - 12 (1)

+ Ta có:

t2 + 4t - 12 = t2 - 4 + 4t - 8

= (t + 2).(t - 2) + 4(t - 2)

= (t - 2).(t + 2 + 4) = (t - 2).(t + 6) (2)

+ Từ (1) và (2) suy ra:

(x2 + x)2 + 4x2 + 4x - 12

= (x2 + x - 2).(x2 + x + 6)

= [(x2 - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 6)

= [(x - 1).(x + 1) + (x - 1)].(x2 + x + 6)

= (x - 1).(x + 1 + 1).(x2 + x + 6) = (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)

Chọn C.

Ví dụ 3. Phân tích đa thức (x2 + x + 1).(x2 + x + 2) - 12 thành nhân tử

A. (x + 1).(x + 2).(x2 - x + 5)

B. (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 5)

C. (x - 1).(x - 2).(x2 + x + 5)

D. Đáp án khác

Lời giải

Đặt t = x2 + x + 1 => t + 1 = x2 + x + 2

Khi đó: (x2 + x + 1).(x2 + x + 2) - 12 = t.(t + 1) - 12 (1)

Ta có:

t(t + 1) - 12 = t2 + t - 12

= (t2 - 9) + (t - 3)

= (t + 3).(t - 3) + 1.(t - 3)

= (t - 3).(t + 3 + 1) = (t - 3).(t + 4) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

(x2 + x + 1).(x2 + x + 2) - 12 = (x2 + x + 1 - 3).(x2 + x + 1 + 4)

= (x2 + x - 2).(x2 + x + 5) = [(x2 - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 5)

= [(x + 1).(x - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 5)

= (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 5)

Chọn B.

C. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Phân tích đa thức (x2 + 4x + 8)2 + 3x(x2 + 4x + 8) + 2x2 thành nhân tử

A. (x - 2).(x + 4).(x2 + 5x + 8)

B. (x + 2).(x - 4).(x2 + 5x + 8)

C. (x - 2).(x - 4).(x2 + 5x + 8)

D. (x + 2).(x + 4).(x2 + 5x + 8)

+ Đặt t = x2 + 4x + 8, khi đó:

(x2 + 4x + 8)2 + 3x(x2 + 4x + 8) + 2x2 = t2 + 3xt + 2x2

+ Ta có:

t2 + 3xt + 2x2 = (t2 + xt) + (2xt + 2x2)

= t.(t + x) + 2x.(t + x) = (t + 2x).(t + x)

Do đó: (x2 + 4x + 8)2 + 3x(x2 + 4x + 8x) + 2x2

= (x2 + 4x + 8 + 2x).(x2 + 4x + 8 + x)

= (x2 + 6x + 8).(x2 + 5x + 8)

= [(x2 + 2x) + (4x + 8)].(x2 + 5x + 8)

= [x(x + 2) + 4(x + 2)].(x2 + 5x + 8)

= (x + 2).(x + 4).(x2 + 5x + 8)

Chọn D.

Câu 2. Phân tích đa thức (x+ 1).(x+ 2). (x+ 3). (x+ 4) + 1 thành nhân tử

A. (x +1).(x+ 5). (x+ 6). (x- 1)

B. (x+ 2).(x- 3).(x + 7).(x – 1)

C. (x2 + 5x + 5)2

D. Đáp án khác

(x + 1).(x + 2).(x + 3).(x + 4) + 1

= [(x + 1).(x + 4)].[(x + 2).(x + 3)] + 1

= (x2 + 5x + 4).(x2 + 5x + 6) + +1

+ Đặt t = x2 + 5x + 5 => t - 1 = x2 + 5x + 4; t + 1 = x2 + 5x + 6

+ Ta có :

(x2 + 5x + 4).(x2 + 5x + 6) + 1

= (t - 1).(t + 1) + 1 = t2 - 1 + 1

= t2 = (x2 + 5x+ 5)2

Chọn C.

Câu 3. Phân tích đa thức x4 + 2x3 + 5x2 + 4x - 12 thành nhân tử

A. (x - 1).(x - 2).(x2 - x + 6)

B. (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)

C. (x + 1).(x + 2).(x2 - x + 6)

D. Đáp án khác

• Ta có:

x4 + 2x3 + 5x2 + 4x - 12

= (x4 + 2x3 + x2) + (4x2 + 4x) - 12

= x2.(x2 + 2x + 1) + 4x(x + 1) - 12

= x2.(x + 1)2 + 4x.(x + 1) - 12

• Đặt t = x(x + 1) => t2 = x2.(x + 1)2

Do đó;

x2.(x + 1)2 + 4x.(x + 1) - 12 = t2 + 4t - 12

= (t2 + 6t) - (2t + 12) = t(t + 6) -2(t + 6) = (t - 2).(t + 6)

= [x.(x + 1) - 2].[x.(x + 1) + 6] = (x2 + x - 2).(x2 + x + 6)

= [(x2 - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 6)

= [(x + 1).(x - 1) + 1.(x - 1)].(x2 + x + 6)

= (x - 1).(x + 1 + 1).(x2 + x + 6) = (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)

Chọn B.

Câu 4. Phân tích đa thức (x + 1).(x + 3).(x + 5).(x + 7) + 15 thành nhân tử

A. (x + 6).(x + 2).(x2 + 8x + 10)

B. (x - 6).(x + 2).(x2 + 8x - 10)

C. (x + 6).(x - 2).(x2 - 8x + 10)

D. Đáp án khác

Ta có:

(x + 1).(x + 3).(x + 5).(x + 7) + 15

= [(x + 1).(x + 7)].[(x + 3).(x + 5)] + 15

= (x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15

+ Đặt t = x2 + 8x + 11 =>t - 4 = x2 + 8x + 7; t + 4 = x2 + 8x + 15

Khi đó: (x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15

= (t - 4).(t + 4) + 15

= t2 - 16 + 15 = t2 - 1 = (t + 1).(t - 1)

= (x2 + 8x + 11 + 1).(x2 + 8x + 11 - 1)

= (x2 + 8x + 12).(x2 + 8x + 10)

= [(x2 + 2x) + (6x + 12)].(x2 + 8x + 10)

= [x.(x + 2) + 6(x + 2)].(x2 + 8x + 10)

= (x + 6).(x + 2).(x2 + 8x + 10)

Chọn A.

Câu 5. Phân tích đa thức(x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15 thành nhân tử

A. (x2 - 8x + 10).(x + 6).(x + 2)

B. (x2 + 8x + 10).(x + 6).(x + 2)

C. (x2 + 8x + 10).(x - 6).(x + 2)

D. Đáp án khác

Đặt t = x2 + 8x + 7 => t + 8 = x2 + 8x + 15

Ta có: (x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15

= t.(t + 8) + 15 = t2 + 8t + 15

= (t2 + 5t) + (3t + 15)

= t(t + 5) + 3(t + 5) = (t + 3).(t + 5)

= (x2 + 8x + 7 + 3).(x2 + 8x + 7 + 5)

= (x2 + 8x + 10).(x2 + 8x + 12)

= (x2 + 8x + 10).[(x2 + 2x) + (6x + 12)]

= (x2 + 8x + 10).[(x(x + 2) + 6(x + 2)]

= (x2 + 8x + 10).(x + 6).(x + 2)

Chọn B.

Câu 6. Phân tích đa thức (x + 2). (x+ 3). (x+ 4).(x+ 5) - 24 thành nhân tử

A. (x2 - 7x + 16).(x + 6).(x + 1)

B. (x2 + 7x + 16).(9x - 6).(x + 1)

C. (x2 + 7x + 16).(x + 6).(x + 1)

D. Đáp án khác

Ta có: (x + 2). (x + 3). (x+ 4). (x+ 5) – 24

= [(x + 2).(x + 5)].[(x + 3).(x + 4)] - 24

= (x2 + 7x + 10).(x2 + 7x + 12) - 24

+ Đặt t = x2 + 7x + 11 => t - 1 = x2 + 7x + 10; t + 1 = x2 + 7x + 12

Khi đó:

(x2 + 7x + 10).(x2 + 7x + 12) - 24

= (t - 1).(t + 1) - 24

= t2 - 1 - 24 = t2 - 25 = (t + 5).(t - 5)

= (x2 + 7x + 11 + 5).(x2 + 7x + 11 - 5)

= (x2 + 7x + 16).(x2 + 7x + 6)

= (x2 + 7x + 16).[(x2 + x) + (6x + 6)]

= (x2 + 7x + 16).[x(x + 1) + 6(x + 1)]

= (x2 + 7x + 16).(x + 6).(x + 1)

Chọn C.

Câu 7. Phân tích đa thức thành nhân tử (x2 + 3)2 - x2 - 5

A. (x2 + 2).(x2 + 1)

B. (x2 + 4).(x2 + 2)

C. (x2 + 3).(x2 + 1)

D. (x2 + 4).(x2 + 1)

Đặt t = x2 + 3. Suy ra:

(x2 + 3)3 - x2 - 5 = (x2 + 3)2 - (x2 + 3) - 2

= t2 - t - 2 = (t2 - 1) - (t + 1)

= (t + 1).(t - 1) - (t + 1)

= (t + 1).(t - 1 - 1) = (t + 1).(t - 2)

= (x2 + 3 + 1).(x2 + 3 - 2) = (x2 + 4).(x2 + 1)

Chọn D.

Câu 8. Phân tích đa thức x4 - x2 - 6 thành nhân tử

A. (x2 - 2).(x2 + 3)

B. (x2 + 2).(x2 - 3)

C. (x2 - 2).(x2 - 3)

D. (x2 + 2).(x2 + 3)

Đặt t = x2, khi đó:

x4 - x2 - 6 = t2 - t - 6

= (t2 - 4) - (t + 2) = (t + 2).(t - 2) - 1.(t + 2)

= (t + 2).(t - 2 - 1) = (t + 2).(t - 3)

= (x2 + 2).(x2 - 3)

Chọn B.

Câu 9. Phân tích đa thức (x3 + 3)2 - 3(x3 + 3) + 2 thành nhân tử

A. (x3 + 2).(x + 1).(x2 - x + 1)

B. (x3 + 2).(x - 1).(x2 + x + 1)

C. (x3 - 2).(x + 1).(x2 - x + 1)

D. Đáp án khác

Đặt t = x3 + 3, ta có:

(x3 + 3)2 - 3(x3 + 3) + 2 = t2 - 3t + 2

= (t2 - t) - (2t - 2) = t(t - 1) - 2(t - 1)

= (t - 1).(t - 2)

= (x3 + 3 - 1).(x3 + 3 - 2)

= (x3 + 2).(x3 + 1) = (x3 + 2).(x + 1).(x2 - x + 1)

Chọn A.

Câu 10. Phân tích đa thức (3 - x3)2 + x3 - 9 thành nhân tử

A. (3 - x3).x3

B. -(5 - x3).x3

C. (6 - x3).x3

D. Đáp án khác

Đặt t = 3 -x3 => x3 = 3 - t

Ta có:

(3 - x3)2 + x3 - 9

= t2 + 3 - t - 9 = t2 - t - 6

= (t2 - 3t) + (2t - 6)

= t(t - 3) + 2(t - 3) = (t + 2).(t - 3)

= (3 - x3 + 2).(3 - x3 - 3)

= -(5 - x3).x3

Chọn B.

   

Xem thêm Lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án hay khác: