Các Bài toán thực tế lớp 8 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Các Bài toán thực tế lớp 8 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các Bài toán thực tế.
Các Bài toán thực tế lớp 8 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
Các Bài toán thực tế áp dụng hệ số góc của đường thẳng thường có hai dạng toán chính:
+ Lập phương trình hàm số biểu diễn sự liên quan giữa hai đại lượng.
+ Cho biết hàm số liên hệ giữa hai đại lượng, từ giá trị đã biết của một đại lượng để tính giá trị của đại lượng còn lại.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Ở một dãy núi, nhiệt độ ở mặt đất đo được là 30 độ C. Biết cứ lên cao 1 km thì nhiệt độ giảm đi 5 độ C. Lập hàm số tính nhiệt độ T (độ C) theo chiều cao h (km).
Hướng dẫn giải:
Hàm số tính nhiệt độ T theo chiều cao h là T = 30 – 5h.
Ví dụ 2. Một nhà leo núi đang ở độ cao 3 km so với mặt đất trên dãy núi đó. Tại đó nhiệt độ là bao nhiêu độ C?
Hướng dẫn giải:
Với h = 3 km, ta có T = 30 – 5 . 3 = 15 (độ C).
Vậy nhiệt độ ở độ cao 3km so với mặt đấy là 15 độ C.
3. Bài tập tự luyện
Sử dụng dữ liệu sau cho bài 1, 2
Các nhà khoa học đã nghiên cứu được liên hệ giữa số bước chân trong một phút và độ dài bước chân là n = 160.p (với n là số bước chân với đơn vị là bước, p là độ dài bước chân với đơn vị là mét).
Bài 1. Mỗi phút A bước được 48 bước. Vậy mỗi bước chân của A có độ dài là
A. 0,3;
B. 0,4;
C. 0,5;
D. 0,6.
Bài 2. Biết một nửa số bước chân của B trong một phút bằng lần số bước chân của A trong một phút. Vậy mỗi bước chân của B có độ dài là
A. 0,3;
B. 0,4;
C. 0,5;
D. 0,6.
Sử dụng dữ kiện sau cho bài 3, 4
Tiền thưởng hội thi thể thao của Minh là 1 000 000 đồng. Mỗi ngày Minh để dành thêm 20 000 đồng từ tiền tiêu vặt. Gọi T (đồng) là số tiền bạn Minh có sau t (ngày).
Bài 3. Hàm số T theo t là
A. T = 20 000 – 1 000 000 . t;
B. ; T = 20 000 + 1 000 000 . t;
C. T = 1 000 000 – 20 000 . t;
D. T = 1 000 000 + 20 000 . t.
Bài 4. Bạn Minh muốn mua một chiếc xe có giá 2 000 000 đồng. Bạn Minh sẽ có đủ tiền để mua được chiếc xe sau
A. 40;
B. 45;
C. 50;
D. 55.
Sử dụng dữ kiện sau cho bài 5, 6
Một xe ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60 km/giờ. Sau thời gian t giờ xe đi được s (km).
Bài 5. Hàm số liên hệ giữa s và t là
A. S = 60 . t;
B. S = 60 + t;
C. S = 60 – t;
D. S = .
Bài 6. Nếu khoảng cách giữa A và B là 180 km thì thời gian ô tô đi hết quãng đường là
A. 2 giờ;
B. 3 giờ;
C. 4 giờ;
D. 5 giờ.
Dùng dữ kiện sau cho bài 7, 8, 9
An đi học từ trường về nhà. Khi An đi đến sân bóng cách trường 600 m thì mẹ của An bắt đầu đi từ cơ quan cách trường 300 m. Mẹ của An đi với vận tốc 8 km/giờ, An đi với vận tốc 5 km/giờ. Gọi a, b lần lượt là khoảng cách của mẹ và An với trường sau thời gian t (giờ).
Bài 7. Hàm số của a theo t là
A. a = 0,3 + 8t;
B. a = 0,3 – 8t;
C. a = 8 + 0,3t;
D. a = 8 – 0,3t.
Bài 8. Hàm số của b theo t là
A. b = 0,6 + 5t;
B. b = 0,6 – 5t;
C. b = 5 + 0,6t ;
D. b = 5 – 0,6t.
Bài 9. Hai mẹ con An gặp nhau sau
A. 0,1 giờ;
B. 0,2 giờ;
C. 0,3 giờ;
D. 0,4 giờ.
Bài 10. Từ vị trí cao 13 m so với mặt đất, độ cao bay lên của một loài chim được tính theo công thức h = 28t + 13 (với h là độ cao so với mặt đất tính bằng mét, t là thời gian tính bằng giây). Sau bao nhiêu cây thì loài chim đó phóng lên được tới độ cao 349 m?
A. 10;
B. 11;
C. 12;
D. 13.