X

Các dạng bài tập Toán 8

Hằng đẳng thức tổng hai lập phương lớp 8 (bài tập + lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Hằng đẳng thức tổng hai lập phương lớp 8 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập vận dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương.

Hằng đẳng thức tổng hai lập phương lớp 8 (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

* Cách mô tả hằng đẳng thức tổng hai lập phương

- Vận dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương: A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2) để khai triển và thực hiện biến đổi biểu thức.

* Cách tính giá trị biểu thức bằng cách vận dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương

Bước 1: Biến đổi biểu thức cho trước thành những biểu thức cần thiết sao cho phù hợp với biểu thức cần tính giá trị.

Bước 2: Áp dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương để thực hiện biến đổi biểu thức cần tính giá trị về biểu thức có liên quan đến giá trị đề bài cho.

Bước 3: Thay vào biểu thức cần tính tìm được giá trị.

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Viết các đa thức sau dưới dạng tích:

a) x3 + 27;

b) x3 + (2y)3.

Hướng dẫn giải:

a) x3 + 27 = x3 + 33

= (x + 3)(x2 – 3x + 32)

= (x + 3)(x2 – 3x + 9).

b) x3 + (2y)3 = (x + 2y)[x2 – x.2y + (2y)2]

= (x + 2y)[x2 – 2xy + 4y2].

Ví dụ 2. Rút gọn các biểu thức sau:

a) (x + 2)(x2 – 2x + 4) – x3;

b) 8x3 + y3 – (2x + y)(4x2 – 2xy + y2).

Hướng dẫn giải:

a) (x + 2)(x2 – 2x + 4) – x

= (x + 2)(x2 – 2x + 22) – x

= x3 + 23 – x3 = 23 = 8.

b) 8x3 + y3 – (2x + y)(4x2 – 2xy + y2)

= 8x3 + y3 – (2x + y)[(2x)2 – 2xy + y2]

= 8x3 + y3 – [(2x)3 + y3]

= 8x3 + y3 – [8x3 + y3]

= 8x3 + y3 – 8x3 – y3 = 0.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Khai triển nào sau đây là đúng?

A. a3 + b3 = (a + b)3;

B. a3 + b3 = (a + b)(a2 + ab + b2) ;

C. a3 + b3 = (a + b)(a2 – ab + b2);

D. a3 + b3 = (a + b)(a2 – 2ab + b2).

Bài 2. Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống: (2x + 3y)(4x2 – … + 9y2) = 8x3 + 27y3.

A. 5xy;

B. 6xy;

C. –6xy;

D. 12xy.

Bài 3. Khai triển nào sau đây là đúng?

A. 8x3 + 1 = (8x + 1)(8x2 – 8x + 1);

B. 8x3 + 1 = (8x + 1)(64x2 – 8x + 1);

C. 8x3 + 1 = (2x + 1)(4x2 – 4x + 1);

D. 8x3 + 1 = (2x + 1)(4x2 – 2x + 1).

Bài 4. Biểu thức x2+6x243x+36 rút gọn thành biểu thức nào?

A. x22+36;

B. x38+36;

C. x32+216;

D. x38+216.

Bài 5. Giá trị của biểu thức A = x3 – 16 + (16 + 4x + x2)(4 – x) là

A. một số lẻ;

B. một số chẵn;

C. một số chia hết cho 5;

D. một số chính phương.

Bài 6. Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống: a364+1b3=...+1b...+...+1b2.

A. a4; a216; a4b;

B. a4; a216; a4b;

C. a2; a24; -a4b;

D. a2; a24; a4b.

Bài 7. Giá trị biểu thức M = 2(x3 + y3) khi x + y = 3 và xy = 2 là

A. 3;

B. 6;

C. 9;

D. 18.

Bài 8. Biểu thức H = (a + b)[(a – b)2 + ab] sau khi rút gọn là

A. a3 + b3;

B. a3 – b3;

C. (a + b)2;

D. (a + b)3.

Bài 9. Cho x + y = – 1. Giá trị biểu thức A = x3 – 3xy + y3

A. – 1 – 3xy;

B. – 1;

C. –2;

D. –3.

Bài 10. Rút gọn biểu thức N = (2a + 3)(4a2 – 6a + 9) + 4(3 – 2a3), ta được giá trị của N là

A. một sỗ chẵn;

B. một số lẻ;

C. một số chính phương;

D. một số chia hết cho 6.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 8 sách mới hay, chi tiết khác: