Nhận biết hình chóp tam giác đều và các yếu tố đỉnh, cạnh bên lớp 8 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Nhận biết hình chóp tam giác đều và các yếu tố đỉnh, cạnh bên lớp 8 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết hình chóp tam giác đều và các yếu tố đỉnh, cạnh bên.
Nhận biết hình chóp tam giác đều và các yếu tố đỉnh, cạnh bên lớp 8 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
Dựa vào định nghĩa hình chóp tam giác đều để nhận biết hình chóp tam giác đều và các yếu tố của nó.
- Hình chóp tam giác đều có đáy là một tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau chung một đỉnh. Đỉnh chung này được gọi là đỉnh của hình chóp tam giác đều.
- Đoạn thẳng nối đỉnh của hình chóp với trọng tâm tam giác đáy gọi là đường cao của hình chóp tam giác đều.
- Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên gọi là trung đoạn của hình chóp tam giác đều.
- Trong hình chóp tam giác đều S.ABC có:
+ Đỉnh: S.
+ Các mặt bên: SAC, SAB, SBC.
+ Mặt đáy: ABC.
+ Các cạnh bên: SA, SB, SC.
+ Các cạnh đáy: AB, AC, BC.
+ Đường cao: SO.
+ Một trung đoạn: SH.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Hãy kể tên các mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy của hình chóp tam giác đều S.ABC dưới đây.
Hướng dẫn giải:
- Các mặt bên: SAC, SAB, SBC.
- Mặt đáy: ABC.
- Các cạnh bên: SA, SB, SC.
- Các cạnh đáy: AC, AB, BC.
Ví dụ 2. Hãy kể tên đỉnh, một trung đoạn, đường cao của hình chóp tam giác đều S.MNP dưới đây.
Hướng dẫn giải:
- Đỉnh: S.
- Một trung đoạn: SA.
- Đường cao: SB.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho hình chóp tam giác đều H.MNP. Khẳng định đúng là
A. Mặt đáy của hình chóp là tam giác HPN;
B. Mặt đáy của hình chóp là tam giác MNP;
C. Mặt đáy của hình chóp là tam giác HMN;
D. Mặt đáy của hình chóp là tam giác HPM.
Bài 2. Cho hình chóp tam giác đều H.MNP. Các cạnh bên của hình chóp là
A. HN, PN, MN;
B. MP, HP, PN;
C. MH, NH, PH;
D. MH, MN, MP.
Bài 3. Đường cao của hình chóp tam giác đều là:
A. Đoạn thẳng kẻ từ đỉnh của hình chóp đến trọng tâm của tam giác đáy;
B. Đoạn thẳng kẻ từ đỉnh của hình chóp đến trung điểm của một cạnh đáy;
C. Đoạn thẳng kẻ từ đỉnh của hình chóp đến một điểm tùy ý nằm trong mặt đáy;
D. Đoạn thẳng kẻ từ đỉnh của hình chóp đến một điểm bất kì trên cạnh bên của hình chóp.
Bài 4. Hình chóp tam giác đều S.ABC có bao nhiêu mặt?
A. 3;
B. 6;
C. 5;
D. 4.
Bài 5. Các mặt bên của hình chóp tam giác đều là hình gì?
A. Tam giác vuông;
B. Tam giác vuông cân;
C. Tam giác tù;
D. Tam giác cân.
Bài 6. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau.
A. Độ dài của các cạnh bên trong hình chóp tam giác đều là khác nhau;
B. Độ dài của các cạnh bên của hình chóp tam giác đều bằng với độ dài cạnh đáy;
C. Các cạnh bên của hình chóp tam giác đều có độ dài bằng nhau;
D. Độ dài của các cạnh bên của hình chóp tam giác đều bằng với độ dài trung đoạn.
Bài 7. Khối rubik dưới đây có dạng hình gì?
A. Hình chóp tam giác đều;
B. Hình lăng trụ đứng;
C. Hình chóp tứ giác đều;
D. Hình nón.
Bài 8. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có AB = 4 cm, SC = 7 cm. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?
A. AC = 4 cm;
B. BC = 7 cm;
C. SB = 7 cm;
D. SA = 7 cm.
Bài 9. Cho hình chóp tam giác đều S.MNQ có SQ = 8 cm, NM = 5 cm. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. NQ = MQ = 5 cm;
B. SQ = MQ = 8 cm;
C. NM = SM = 5 cm;
D. SN = NQ = 8 cm.
Bài 10. Chọn khẳng định đúng.
A. Hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh đáy là AC, SC, BC;
B. Hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh đáy là SC, SB, BC;
C. Hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh đáy là AC, AB, BC;
D. Hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh đáy là SA, SB, SC.