Xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ lớp 8 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ lớp 8 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.
Xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ lớp 8 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
* Cách xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ
Bước 1: Từ một điểm A bất kỳ trong mặt phẳng tọa độ Oxy, kẻ các đường thẳng vuông góc với các trục tọa độ.
Bước 2: Các đường vuông góc vừa kẻ cắt trục hoành và trục tung lần lượt tại các điểm x và y.
Khi đó (x; y) là tọa độ của điểm A thì x là hoành độ và y là tung độ của điểm A.
* Cách xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó
Bước 1: Để xác định điểm A có tọa độ (x; y): Từ các điểm x, y trên hai trục Ox và Oy, kẻ các đường vuông góc với trục Ox và Oy.
Bước 2: Giao điểm của các đường vuông góc này chính là điểm A cần xác định.
Khi đó, hệ trục tọa độ Oxy chia mặt phẳng tọa độ thành 4 góc phần tư như hình dưới đây.
Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm A ta xác định được duy nhất một cặp số (x; y) như vậy và mỗi cặp số (x; y) cũng xác định duy nhất một điểm A.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Tìm tọa độ của điểm A trong hình vẽ.
Hướng dẫn giải:
Tọa độ của điểm A là (1; 1).
Ví dụ 2. Biểu diễn điểm B(2; 3) trên hệ trục tọa độ.
Hướng dẫn giải:
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Hệ trục tọa độ Oxy được gọi là
A. Hệ trục số;
B. Hệ trục;
C. Mặt phẳng biểu diễn;
D. Mặt phẳng tọa độ.
Bài 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, Ox và Oy lần lượt được gọi là
A. Trục hoành và trục tung;
B. Trục tung và trục hoành;
C. Trục ngang và trục đứng;
D. Trục đứng và trục ngang.
Bài 3. Một điểm A nằm trên trục Ox thì có giá trị tung độ bằng
A. 1;
B. 3;
C. 0;
D. Bất kỳ giá trị nào.
Bài 4. Một điểm A nằm trên trục tung thì có giá trị hoành độ bằng
A. 1;
B. 2;
C. 0;
D. Bất kỳ giá trị nào.
Bài 5. Tọa độ của điểm A trong hình dưới đây là
A. (1; 3);
B. (3; 1);
C. (1; ‒3);
D. (‒3; 1).
Bài 6. Tọa độ của điểm A trong hình dưới đây là
A. (‒2; ‒1);
B. (2; 1);
C. (1; 2);
D. (‒1; ‒2).
Bài 7. Tọa độ của điểm vừa thuộc trục tung, vừa thuộc trục hoành là
A. (1;1);
B. (‒1; ‒1);
C. (1;0);
D. (0;0).
Bài 8. Điểm A(1; 1) thuộc góc phần tư thứ
A. I;
B. II;
C. III;
D. IV.
Bài 9. Điểm B(‒2; ‒1) thuộc góc phần tư thứ
A. I;
B. II;
C. III;
D. IV.
Bài 10. Điểm C(2; ‒2) được biểu diễn trên trục tọa độ ở góc phần tư thứ
A. I;
B. II;
C. III;
D. IV.