Cách Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng cực hay, có đáp án | Toán lớp 9
Cách Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng cực hay, có đáp án
Với Cách Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng cực hay, có đáp án Toán lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Toán lớp 9.
Phương pháp giải
Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước: Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là y = ax + b.
+ Sử dụng điều kiện hai đường thẳng song song với nhau để xác định hệ số a.
+ Với a tìm được, sử dụng điều kiện còn lại để xác định tung độ gốc b.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:: Cho 2 đường thẳng (d1 ): y = (2 - m2 )x - m - 5
(d2 ): y = -2x + 2m + 1
Tìm m để hai đường thẳng song song với nhau
Hướng dẫn:
(d1) // (d2)
Vậy với m = 2 thì hai đường thẳng trên song song với nhau.
Ví dụ 2: Cho đường thẳng (d): 2x + y – 3 = 0 và điểm M (-1; 1). Viết phương trình đường thẳng (d’) đi qua điểm M và song song với (d).
Hướng dẫn:
Gọi phương trình đường thẳng (d’) là y = ax + b
Ta có: (d): 2x + y – 3 = 0 hay y = -2x + 3.
Vì (d) // (d’) nên a = -2 và b ≠ 3.
Mặt khác, (d’) đi qua điểm M (-1; 1) nên 1 = a.(-1) + b ⇔ -a + b = 1
⇔ -(-2) + b = 1 ⇔ b = -1 (≠ 3).
Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là y = -2x - 1.
Bài tập vận dụng
Bài 1: Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua điểm (-3; 4) và song song với đường thẳng (d'): y = 2x – 1
Bài 2: Cho M (0; 2), N(1; 0), P(-1; -1) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC. Viết phương trình đường thẳng AB.
Hướng dẫn giải và đáp án
Hướng dẫn:
Bài 1:
Gọi phương trình đường thẳng (d) là y = ax + b
Do (d) // (d’) nên a = 2; b ≠ -1.
(d) đi qua điểm (-3; 4) nên: 4 = -3.a + b ⇔ 4 = -3.2 + b ⇔ b = 10.
Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là y = 2x + 10.
Bài 2:
Gọi phương trình đường thẳng MN là: y = ax + b. Ta có:
N(1; 0) ∈ MN ⇒ 0 = a.1 + b ⇔ a = -b
M(0; 2) ∈ MN ⇒ 2 = a.0 + b ⇔ b = 2 ⇒ a = -2.
Vậy phương trình đường thẳng MN là y = - 2x + 2.
Vì M, N lần lượt là trung điểm của CB và CA nên MN là đường trung bình của tam giác ABC ⇒ MN // AB
Vì AB // MN nên phương trình đường thẳng AB có dạng: y = -2x + b’ (b’ ≠ 2)
Vì P (-1; -1) là trung điểm của đoạn thẳng AB nên đường thẳng AB đi qua P.
⇒ -1 = -2.(-1) + b' ⇒ b' = -3 (thỏa mãn)
Vậy phương trình đường thẳng AB là y = -2x - 3.